Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất cả mọi người. Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp cần được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Và phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.
Theo Luật PCCC thì tất cả doanh nghiệp, công ty hoạt động tại Việt Nam đều phải thành lập và đào tạo các tổ phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp có trách nhiệm đề xuất thành lập phòng cháy chữa chạy tại cơ sở. Và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy sẽ tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp thường xuyên hay đột xuất.
Để thực hiện tốt công tác PCCC tại doanh nghiệp, cần thực hiện các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như sau:
1. Những quy định về PCCC đối với doanh nghiệp.
- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp.
- Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.
- Có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
- Những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy.
- Những phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác PCCC.
- Có phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứ nạn đã được phê duyệt.
- Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.
- Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên.
- Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện.
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
- Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát.
- Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định. Bố trí các thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt động của hệ thống PCCC.
- Có hệ thống báo cháy đầy đủ.
- Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ, và phải niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy.
- Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp.
- Thành lập Ban chỉ huy PCCC trong doanh nghiệp. Có quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.
- Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC tại doanh nghiệp. Có quy chế chặt chẽ về thực hiện quy định PCCC của CBCNVC.
- Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC. Việc báo cáo thực hiện 6 tháng 1 lần.
- Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở.
- Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội PCCC cơ sở.
- Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người làm việc trong doanh nghiệp đều là thành viên đội PCCC cơ sở.
- Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các đội phó.
- Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca thì mỗi bộ phận phân xưởng, ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối thiểu 5 – 7 người. Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.
- Người có chức danh chỉ huy PCCC.
- Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ thường xuyên, những người tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ.
- Chỉ ra các tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, các điều kiện liên quan đến hoạt động PCCC.
- Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo nhiều mức độ khác nhau.
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật phòng cháy chữa cháy.
- Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC phê duyệt.
Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án.
Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.
Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa cụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên trong Công ty, Doanh nghiệp kể cả khách hàng đến công tác tại doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra, mỗi doanh nghiệp cần làm tốt các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như trên.